Ô nhiễm sau sóng thần
- predatorsofdestroy
- 13 thg 10, 2015
- 2 phút đọc
Thảm họa kép động đất & sóng thần ở Nhật Bản năm đó vẫn để lại cho nhân loại bao cảm xúc. Đau thương, thương tiếc, ám ảnh, sợ hãi,..... hầu như không thể ngôi ngoai trong lòng mỗi người, đặc biệt là nhân dân đất nước Nhật. Thế nhưng, có mấy ai để ý, không chỉ con người đau, thiên nhiên cũng đau. Đau đớn cho những đứa con của mình, đau đớn cho những sinh mệnh nhỏ bé, mà cũng có lẽ, đau cho chính mình. Trong những lúc chạy loạn, dù không cố ý, con người đã để những rác thải vô cơ( mái tôn, sắt rỉ,....) rất khó phân hủy. Đây là vấn đề lớn cho con người hậu thảm hoạ, đau thương chồng chất khó khăn.


Bao lâu thì mới có thể xử lý đống rác này? Thật đau lòng mà cũng đáng quan ngại

Phải làm sao, đau đớn vì đồng cảm cho sự mất mát của đồng bạn lẫn đau đớn cho thân thể của Mẹ thiên nhiên

Cột khói đen ngòm này chứa bao chất độc hại, khả năng chứa phóng xạ lại không thấp.
Không thể trách con người, chúng ta vốn yếu đuối. Con người không có được giác quan cảm nhận sâu sắc về sự biến đổi của môi trường xung quanh, không có sức mạnh, sức chống chịu vượt trội trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Khi thảm họa xảy đến, chúng ta chỉ có thể chạy trốn thoát thân, những dự báo trước đó được công bố khi thảm họa đã đến gần, không ai có thời giờ quan tâm đến giữ gìn vệ sinh môi trường, sống là may lắm rồi. Con người không có tội trong thời điểm này


XIN HÃY NÉN ĐAU THƯƠNG
Có thể ai cũng nghĩ rằng, hậu thảm họa, mỗi việc ổn định lại người dân đã đủ hao tổn nhiều nguồn lực rồi, không đủ cho việc cải tạo môi trường. Thật ra, không nhất thiết phải huy động tập trung vào việc cải tạo, chỉ cần hành động nhỏ là đã đủ. Mỗi người một mảnh rác, cả thành phố là cả tấn rác được dọn dẹp. Chính phủ Nhật khá thành công trong việc này, cả thế giới đã phải kính nể người Nhật vì tốc độ hồi phục ngoạn mục. Kinh tế, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường đều được giải quyết. Người Nhật rất đáng để chúng ta học tập.
Không như ở nước ta, không phải có ý hạ thấp gì nhưng sự thật là sau mỗi cơn mưa lớn hay triều cường, đường ngập, rác cũng vây kín làm tắc đường cống, kết quả là ngập nặng thêm. Người Việt Nam thông minh, nhưng ý thức của chúng ta vẫn còn rất thấp.
Comments