RÁC THẢI- ĐÁNG SUY NGẪM
- predatorsofdestroy
- 13 thg 10, 2015
- 2 phút đọc
Trong những năm gần đây, nước ta đã có những nhà máy xử lý rác thải, theo công nghệ khá tiên tiến. Những tưởng việc này sẽ góp phần giảm thiểu rác thải ở Việt Nam, làm lung lay vị trí một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Thế nhưng, nó vẫn vững chắc một cách thần kỳ, trước sự " ngỡ ngàng" của các lãnh đạo Việt Nam, lượng rác thải vẫn khổng lồ, số lượng rác được xử lý không cách nào so sánh được. Các nhà máy đã làm việc hết công suất, tiền đầu tư lên đến cả tỉ đồng. Mà, " mẹ ơi, sao hồ này nhiều lục bình lại đầy màu sắc vậy hả mẹ?", rác nơi nào cũng thấy trên đường, đặc biệt là ở các trung tâm thành phố lớn. Tại sao lạ vậy?



bãi rác giữa lòng đường ở thành phố Vinh
Theo điều tra, kỳ thật nguyên nhân khá đơn giản, có phần khôi hài.
Ban đầu, chính phủ đã cho đặt những cái thùng rác, có ngăn ở giữa, để phân biệt một bên chứa rác hữu cơ, một bên chứa rác vô cơ.


Sau một năm, quay lại đánh giá thì họ đã nói rằng: " Để ngăn giữa hay phân ra tốn tiền quá, thôi bỏ luôn đi, rồi vô cơ hữu cơ gì bỏ chung luôn. Xong!". Thế rôi, đem ra nhà máy, rác không thể phân loại được, máy móc cũng bất lực, không thể xử lý. Coi như vô ích. Từ đây rút ra được, nguyên nhân chính nhất là do ý thức. Mà ý thức là từ đâu? Vấn đề là tư duy của con người Việt
Nam, tư duy dẫn đến ý thức, người Việt Nam thế hệ ngày nay có thể nói rằng là coi trọng tiền tài
mà bỏ qua lợi ích lâu dài. Bởi vì những vấn đề đó mà chúng ta không xử lý được, nó liên quan đến cả một dân tộc, to lớn vô cùng, không dễ gì giả quyết ngày một ngày hai.

Nếu như ta có ý thức một chút, các dòng kênh như kênh Bà Mú, kênh Bến Nghé,.... thì bây giờ chúng ta đã có những dòng kênh nên thơ, xanh sạch, chứ không nhuốm một màu đen, nước đục ngầu, bốc mùi như ngày nay, cho dù đã chi rất nhiều tiền để cải tạo.

Dòng nước không khác gì một cơ thể sống. Gặp bệnh tật sẽ có cơ chế phòng kháng, tự tái tạo lại. Thế nhưng, bệnh quá nặng hay quá mạnh, hay quá ư là ô nhiễm, thêm trầm trọng. Đến lúc đó bệnh chuyển biến nặng đến nỗi thành ung thư, không có thuốc chữa.
CUỘC ĐỜI NGÀY MỘT ĐÁNG BUỒN
留言